Phần mềm độc hại giả mạo bản cập nhật Chrome
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.Ngày 8.3: Mặc áo dài tham quan cố đô Huế được miễn phí vé vào cổng
Kali trong đậu hỗ trợ điều hòa huyết áp và chức năng tim mạch. Chất chống oxy hóa trong đậu giúp chống viêm và căng thẳng oxy hóa, bảo vệ tim, theo The Health Site.
Nhẫn thông minh Apple 'hiểu' trò chơi oẳn tù tì
Đó là cảnh báo do ông Vassily Nebenzia, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài RIA Novosti vào hôm 10.2. Đại sứ Nebenzia cho rằng thông tin "khó tin" về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine xuất phát từ "tâm trạng mệt mỏi" chung về cuộc khủng hoảng.Ông nhấn mạnh: "'Lực lượng gìn giữ hòa bình' không thể hoạt động mà không có lệnh của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nếu không có lệnh như vậy, bất kỳ lực lượng quân sự nước ngoài nào được cử vào khu vực chiến sự sẽ được coi là những chiến binh thông thường".Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nghĩa là Moscow có thể phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào về việc gửi quân đội nước ngoài tới Ukraine.Hồi tháng 1, báo Anh Daily Telegraph đưa tin rằng Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, điều có thể diễn ra sau khi đạt được lệnh ngừng bắn.Tuy nhiên, tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lưu ý rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình Đức tới Ukraine đều là "quá sớm và không phù hợp".Nhiều báo đài cũng cho hay khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu là một trong những điểm trong kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Kế hoạch này được cho là cũng bao gồm loại bỏ việc kết nạp Ukraine vào NATO, và đóng băng xung đột dọc theo tiền tuyến hiện tại.Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 10.2 tuyên bố Nga chỉ tham gia đàm phán về thỏa thuận hòa bình ở Ukraine khi tất cả điều kiện do Tổng thống Vladimir Putin đề ra được đáp ứng. Các yêu cầu bao gồm việc Ukraine từ bỏ ý định gia nhập NATO và rút toàn bộ quân đội khỏi 4 tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia – những khu vực Nga tuyên bố sáp nhập năm 2022 nhưng chưa kiểm soát hoàn toàn.Ông Ryabkov nhấn mạnh: "Nếu Mỹ và phương Tây sớm thấu hiểu những yêu cầu này, xung đột tại Ukraine sẽ sớm có lối thoát."Trước đó, hãng tin AP dẫn phân tích của giới chuyên gia cho rằng Nga hiện không chịu sức ép phải đàm phán, do họ đang duy trì thế chủ động trên chiến trường. Trong khi đó, Ukraine đối mặt với thách thức về nhân lực, vũ khí và nguy cơ bị Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự.Nga đang tiến gần mục tiêu chiến lược tại Ukraine và không bị ảnh hưởng bởi các đe dọa trừng phạt từ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kinh tế Nga cũng thể hiện khả năng phục hồi đáng kể dù chịu hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế.Trong một diễn biến liên quan, ông Trump tiết lộ cuối tuần qua rằng ông đã điện đàm với Tổng thống Putin và nhận thấy "tiến triển tích cực" hướng tới chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, Điện Kremlin không xác nhận thông tin này.Về phía Nga, Thứ trưởng Ryabkov đánh giá cao thiện chí đối thoại của Mỹ nhưng nhấn mạnh Moscow chỉ chấp nhận đàm phán trên cơ sở bình đẳng. Ông nêu rõ: "Mọi thảo luận phải giải quyết gốc rễ xung đột và tôn trọng thực tế hiện trường. Áp đặt tối hậu thư lên Nga là hành động vô ích." Ông cũng cho biết hai bên chưa đạt thỏa thuận về việc thiết lập kênh liên lạc cấp cao.Trang Semafor hôm 10.2 dẫn các nguồn tin phương Tây tiết lộ Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine và Nga – ông Keith Kellogg – đang chuẩn bị kế hoạch chấm dứt chiến sự. Ông Kellogg cùng đoàn quan chức Mỹ sẽ tham dự Hội nghị An ninh Munich (Đức) tuần này và dự kiến gặp phái đoàn Ukraine do Tổng thống Volodymyr Zelensky dẫn đầu. Đài CBS News cho biết ông Zelensky cũng sẽ có cuộc tiếp xúc với Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance.
Ngày 31.12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã ký văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, biểu dương Tỉnh ủy Cà Mau vì những nỗ lực vượt bậc trong việc triển khai thực hiện Công điện số 130/CĐ-TTg ngày 10.12.2024 về thúc đẩy các dự án nhà ở xã hội.Theo văn bản trên, tại báo cáo số 1585-CV/TU ngày 17.12.2024, Tỉnh ủy Cà Mau đã trình bày chi tiết các giải pháp cụ thể, rõ ràng trong việc thực hiện Công điện 130/CĐ-TTg. Đặc biệt, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải được Thủ tướng đánh giá cao nhờ chỉ đạo sát sao, quyết liệt, phân công nhiệm vụ minh bạch, đôn đốc kịp thời và tháo gỡ khó khăn, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau. Hành động khẩn trương, quyết liệt này không chỉ tháo gỡ vướng mắc mà còn thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai các dự án, góp phần nâng cao đời sống nhân dân địa phương.Thủ tướng kỳ vọng Cà Mau tiếp tục giữ vững tinh thần đoàn kết, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành các mục tiêu đề ra, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, Thủ tướng khuyến khích các tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là những nơi có khu công nghiệp và khu kinh tế lớn, học hỏi mô hình triển khai hiệu quả từ Cà Mau để giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội.Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các nội dung được nêu trong Công điện 130/CĐ-TTg. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được giao nhiệm vụ chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền (nếu có), đồng thời báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ.
Ở TP.HCM nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?
Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam chiến thắng nghẹt thở đội tuyển Thái Lan với tỷ số 3-2, nâng tổng tỷ số qua 2 trận đấu lên 5-3 và giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên sân đội bạn, hàng vạn cổ động viên Hà Nội đã đổ ra các đường phố để ăn mừng.